Sự nghiệp Đường_Tông_Hải

Đường Tông Hải đã trở thành tiến sĩ Nho học (jinshi) ở độ tuổi 38.[4] Thay vì làm quan như nhiều đồng nghiệp khác sau khi tham gia các kỳ thi do triều đình tổ chức thì ông lại tiếp tục theo đuổi sự nghiệp y học. Bắt đầu hành nghề ở Tứ Xuyên, một trong những tác phẩm của ông đã được viết tại đây vào năm 1884 liên quan đến chứng rối loạn máu.[4] Sau khi chuyển đến Giang Nam vào những năm 1880, Đường đã bắt đầu quan tâm đến Tây y,[4] và trở thành một trong những y sĩ đầu tiên của Trung Quốc viết về sự khác biệt giữa Đông yTây y.[5] Ông cũng là người sớm ủng hộ việc kết hợp giữa hai nền y học.[3][6][7]

Tác phẩm năm 1892 của Đường, Đông Tây hội thông y kinh tinh nghĩa (中西匯通醫經精義),[lower-alpha 1] đã được mô tả là "một trong những tư liệu y học có ảnh hưởng nhất" vào thời kỳ của ông.[8] Trong đó, ông đã bảo vệ Đông y — cái ông cho là đã suy tàn kể từ thời nhà Tống — đồng thời khám phá ra mối quan hệ phức tạp giữa y học phương Tây hiện đại và y học cổ truyền Trung Quốc.[5]

Một thời gian sau khi xuất bản Đông Tây hội thông y kinh tinh nghĩa, ông đã viết nên Y dịch thông thuyết (醫易通說), hay Đánh giá tổng quát về y học và Kinh Dịch, trong đó ông lập luận rằng những tư liệu Trung Quốc cổ điển Kinh Dịch bao gồm những tư tưởng mà trước đó được cho là độc đáo của phương Tây.[9] Ông qua đời vào năm 1897[3] hoặc 1908.[10]